Truyện ký: Nghiệp Đời (tác giả Trịnh Đình Tươi-Nhà máy Bắc Dương)

Tin tức

Hỗ trợ trực tuyến

Thi tìm hiểu Doanh nghiệp

Truyện ký: Nghiệp Đời (tác giả Trịnh Đình Tươi-Nhà máy Bắc Dương)

- Hây ba nào! – Cadi Sun
- Hây ba nào! – Cadi Sun
- Hây ba nào! - Uống!

Gớm không! cái nhà hàng nho nhỏ nơi ven đường, chỉ vẻn vẹn có 2 bàn ăn, mỗi bàn một góc, mà rộn hết cả nên theo từng nhịp hô của bàn nó. Ông nào cũng cố hét thật to như thể làm thế thì nó bật bớt cái nồng độ cồn trong bụng ra để khi về khỏi sợ công an tuýt vậy. Sau những tiếng hô đồng thanh đầy khí thế là hình ảnh năm sáu thằng ngửa cổ lên rồi úp ngược chén tỏ vẻ mình cũng vừa uống hết; thằng thì khà khà, chẹp chẹp miệng. thằng thì vỗ đùi đánh đét miệng ha hả “rượu ngon, rượu ngon”. Đứa con gái duy nhất ngồi bẽn lẽn, nhưng cũng không quên chụp vài tấm hình pots “nhẹ” lên facebook, kèm theo dòng Status ngắn gọn “Cưới mềnh!!!”. Để rồi thỉnh thoảng lại nhoẻn miệng cười khi xem vài lời bình luận, đôi câu chúc mừng của “500 anh em bạn bè” mạng. Nhưng trong số đó không có nó., không phải vì nó hôm nay vắng mặt, mà vì nó còn đang bận ra ngoài nghe điện thoại của “cảnh sát”. Vợ nó đã mấy lần bảo nó thôi gửi tiền mừng đừng đi ăn cỗ nữa, nhưng nó vẫn cố đi. Vì nay là báo hỷ thằng bạn thân cùng làm, hôm cưới nó chẳng mở rộng mời ai, mà giờ chỉ là làm báo hỷ với vài thằng bạn thân tình nhất cùng cty. Đầu dây bên kia vẫn là giọng nói nhỏ nhẹ nhưng cũng không kém phần nghiêm nghị:

“Anh vẫn cố tình đi ăn cưới à”
“uh, thì giờ nó cũng chỉ bảo có 5 anh em chơi thân với nhau có bảo nhiều đâu. Mình không đi cũng ngại”
“ngại gì mà ngại, dịchbệnh thế này, anh coi thường thật đấy! Chịu anh”
Tiếng cúp máy đến “rụp” kèm theo sau là những tiếng tút tút tút thật dài. “thôi toang rồi. toang thật rồi” nó vừa mỉm cười vừa lẩm bẩm. vì nó biết vợ nó như vậy là đang giận nó lắm. quả này về tha hồ mà giải thích, cái kiểu này về kiểu gì vợ nó cũng sưng cái mặt lên “bán thớt” ít nhất vài buổi.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, vậy mà nó cũng đã làm việc tại Cadi Sun được hơn 8 năm. Trong 8 năm đó là bao nhiêu vật đổi sao dời, thu qua đông tới. Nó và Vân cũng chính thức về chung một nhà. “sư phụ” nó- lão tổ trưởng già ngày nào đã nghỉ việc, lên thay là 1 người khác. Vợ nó vì hoàn cảnh đêm hôm làm không phù hợp với sức khỏe cũng không còn gắn bó, mà xin vào 1 cty khác trog khu công nghiệp. Từ sau tết, khi covid tràn về, các nhà trẻ đóng cửa, không có người trông “bé bông” nên vợ nó cũng nghỉ ở nhà luôn, vừa chăm con, vừa bán tí hàng online trên mạng kiếm thêm vài đồng sỉ lẻ. Thời gian rảnh rỗi, Vân cũng lướt mạng và tham gia tìm hiểu tin tức về dịch bệnh, để mỗi ngày khi chồng về lại kể lể bên tai chồng nay có bao nhiêu ca rồi, ở đâu, ở đâu, con bé này vô ý thức quá… bà kia lây cho bao nhiêu người, và đương nhiên không quên cằn nhằn với chồng về sự chủ quan không chịu rửa tay sát khuẩn và rất lười đeo khẩu trang. Tất cả những vấn đề đó nó nghe nhiều thành thuộc như thuộc bảng cửu chương. Bởi lẽ ngày nào ở cty cũng nghe đủ 3 lần, sáng – trưa – chiều, lễ tân của nhà máy phát loa tuyên truyền phòng dịch, tối về lại nghe vợ “giảng đạo”. đó là chưa kể điện thoại của nó thường xuyên nhận được tin nhắn kêu gọi cảnh báo của cty cũng như “anh bạn thân” Bộ Y tế.… nhiều đến phát cáu.
Với nó mọi người làm như thể quan trọng hóa vấn để lên quá. Đã vậy từ tuần trước, ngày nào đi làm qua cổng lại bị mấy ông bảo vệ giữ lại chĩa “cái súng” bắn thân nhiệt vào chán , ấn tít 1 cái mới cho vào làm việc. có hôm nó quên mang khẩu trang phải quay lại tận vài cây số mới có chỗ bán, mua tạm 1 cái đeo mới được vào nhà máy. Mới tuần trước nó còn hào hứng về khoe với vợ là nay cty cũng phát khẩu trang, mỗi người 2 cái, nay cty mua nước sát khuẩn cho công nhân rửa tay hàng ngày, nay cty thế này, nay cty thế kia… Giờ thì nó lại thấy hơi phiền phức. nhưng Vân thì lại thấy yên tâm, vì trong suy nghĩ của Vân “mình đã nghỉ việc ở nhà, nay cty chồng mà nghỉ nữa thì nhà nó bí hơn nhà chị dậu, tất cả chỉ còn trông vào đồng lương hàng tháng của chồng mà chi tiêu sinh hoạt cho hàng bao nhiêu thứ”.
 
Mới hơn 7 giờ tối mà trời đã đen kịt. Nay sương mù đặc quánh. Nó về đến nhà, bé bông chạy ra đón bố bi bô nói cười. Ngồi đánh phịch xuống cửa nhà, nó cởi áo quăng ra một bên, dựa lưng vào cửa thở một hơi dài. Vợ nó đến bên cạnh nhìn chồng:
- Nay mệt thế ah?
- ừ, mệt, tổ có mấy thằng phải cách ly, người làm không đủ, việc thì nhiều quá. – nó khẽ trả lời vợ mà đầy uể oải
- chết! sao mà phải cách ly, tổ mình ah?
- Xời! đến tận F5, F6 rồi vẫn bắt cách ly, chán! đã thế mấy cái thằng mới tuyển vào lóng nga lóng ngóng…
Tổ nó có mấy người mới vào, trưởng ca giao 1 người phụ máy nó. Thấy bảo ở trên miền ngược, nên nó cũng chẳng thèm quan tâm thằng đấy tên gì, nó cứ gọi luôn là “Tộc”. Nhìn cái mặt đã thấy khó ưa. Người đâu đen đúa, da thì đen xỉn lại, quần áo xộc xệch, có cái áo mặc gì mà còn không sáng bằng cái rẻ nhà máy cấp cho tổ nó lau máy. Đã vậy lại còn mặc quần vải đi quả giầy thể thao to tổ trảng. Nó không ưa “tộc” ngay từ cái nhìn đầu tiên, mà cái giống đời không ưa rồi lại sinh hay để ý. Nó để ý từ nết ăn nết nói của con nhà người ta. Cái kiểu đâu thói đời cái tướng ăn đã xấu, ngồi ăn ca thì cứ cho 1 chân lên ghế, ăn gì mà ăn khỏe, cơm rưới mắm cũng hết cả khay, nhiều khi nó có cảm giác may là cái khay bằng nhựa không nuốt được chứ không thằng tộc này cũng làm nốt. Mà nghĩ cũng khổ thân cho cái thằng đó. Trong khi làm việc cứ bị sét nét suốt. như hôm qua, chẳng còn gì để soi nữa thì nó lại quát

- Tộc! đeo khẩu trang vào!
- Nay em quên – khẽ cười hì hì rồi đưa tay gãi gãi cái đầu bù xù, thằng tộc trả lời nó mà vẫn thấy sợ sợ.
- Ănmày có quên không? Không có thì lần sau mua mà đeo vào. Mà thế “qué” nào mày không có khẩu trang vẫn được vào cổng nhỉ
- Hì..Em có nhưng đeo vào làm ra mồ hôi khó thở lắm.
- Khó thở cũng phải đeo vào, mày dễ thở thì cả tổ khó thở vì mày giờ đấy… vớ va vớ vẩn!
2 giờ sáng! Mệt! nay mệt quá! Nó với tay lấy tập tài liệu tuyên truyền bài thi kỷ niệm 35 năm ngày thành lập doanh nghiệp. Đang ngồi đọc bỗng giật mình vì có người vỗ vai; giọng thằng ốc lựu đạn cất lên “gì phải nghiên cứu, đứng thứ 312 thì cứ quất con 12 là ăn chắc”. Cái loại mày, đầu óc chỉ suốt ngày nghĩ đến số má lô đề, động vào cái gì là cũng ra được số”…Nhìn ngang ngửa, ngược xuôi chẳng thấy thằng Tộc đâu. Nó đi xuống cuối máy, nơi mấy bịch nhựa kê sát lại gần nhau. À, bố trốn vào đây ngủ ngon quá cơ. Liếc thấy bóng nó đi xuống, thằng đổ nhựa máy bên cũng giật mình, trắc là 2 ông thần này bảo nhau canh cho nhau ngủ.
- Anh Tùng”. Thằng Quý giật mình định ra gọi bạn dậy (tên nhân vật đã được thay đổi)
- Nó ngủ lâu chưa”.
- Mới anh… Nay nó mệt, thấy nó bảo mẹ nó trên quê ốm nên ngày nay nó không ngủ được mấy, để em gọi nó dậy
- Thôi, cho nó ngủ thêm 20 phút nữa thì gọi, nhớ canh trực chỉ huy với bảo vệ hộ nó.
Chẳng hiểu sao, nhìn hình ảnh của thằng tộc ngủ gật ngon lành, nó lại thấy khóe mắt cay cay. Bởi lẽ hình ảnh đó khiến nó gợi nhớ về chính bản thân mình hơn 8 năm về trước. khi mà mệt quá ngủ gật dựa vào thành lô bị lão tổ trưởng già đá chân gọi dậy. cũng bộ quần áo nhàu nhĩ, cũng nước gia đen sẹm già lua trước tuổi, cũng là hình ảnh người mẹ già và các em thơ nơi quê nghèo ngày đêm gồng mình với mưu sinh cuộc sống. Nó chưa kịp quay mặt đi thì bất chợt thằng “tộc” cũng tỉnh giấc, trắc tại nghe thấy tiếng người nói chuyện, bởi mấy cái thằng ngủ trộm như vậy thì tinh thần vẫn luôn luôn cảnh giác, cảnh giác ngay trong cả những giấc mơ. “Tỉnh rồi ah? Dậy rửa mặt đi rồi lên tao dậy dần mấy thứ cơ bản” nó khẽ nói bằng cái giọng khác hẳn mọi ngày, bớt trịch thượng, bớt đi cả rất rất nhiều sự chán ghét trong từng lời đay nghiến như mọi hôm. “rõ! sư phụ”.

Đang bước đi nó chợt khựng bước. bố khỉ, sao mà giống thế, giống cả cái cách mà ngày trước nó từng gọi thầy nó “rõ! sư phụ”. Nó quay lại nhìn, ánh mắt là cả sự hài lòng và trìu mến, không còn là cái nhìn mà trong mắt đầy những sợi tơ máu như những hôm nào: “sư gì mà sư, đeo khẩu trang vào! Vớ va vớ vẩn”. Bước nhanh từng bước chân lên đầu máy, Tộc cũng vội chạy theo đằng sau lưng…. Tùng vừa đi vừ nghĩ vu vơ: “sư phụ, sư phụ… hi. Thôi kệ đi, cứ dậy nó dần dần những gì mình biết, dậy nó những thứ mà trước sư phụ cũng đã từng “truyền thụ” cho mình, còn cả những kỹ năng và kinh nghiệm mà hơn 8 năm vừa qua đã có”. Tự trong lòng nó thấy vui vui, khác lạ, cái cảm giác mông lung khó tả… có thể từ nay nó cũng đã có truyền nhân…!
Tác giả: Trịnh Đình Tươi
Lượt xem: 1879